HOTLINE: 0963 626 909

Làng Khương Trung

61.658 views
Khương Trung là một trong ba làng của Khương Đình (có thời còn gọi là Tam Khương); nhưng qua nhiều thời kỳ lịch sử, Khương Đình đã bị chia thành ba xã riêng rẽ, có khi ba xã đó lại còn thuộc về ba tổng khác nhau; thời thuộc Pháp...
Khương Trung là một trong ba làng của Khương Đình (có thời còn gọi là Tam Khương); nhưng qua nhiều thời kỳ lịch sử, Khương Đình đã bị chia thành ba xã riêng rẽ, có khi ba xã đó lại còn thuộc về ba tổng khác nhau; thời thuộc Pháp Khương Thượng là một xã của tổng Yên Hạ huyện Hoàn Long, còn Khương Trung lại theo về tổng Hoàng Mai (cùng huyện) và Khương Hạ thì thuộc về tổng Khương Đình huyện Thanh Trì.
 
Khương Trung trước kia vốn là một làng vào loại trên trung bình với số nhân khẩu khoảng 1.200 người (Ngô Vi Liễn: Les communes du Tonkin 1928) và số điền thổ trên 300 mẫu. Nhưng làng đã nhiều lần bị lấy mất đất để làm trường bay Bạch Mai (cánh đồng Vơn ở phía đông làng), diện tích còn lại chỉ bằng một phần ba diện tích cũ.
 
Địa giới làng Khương Trung như sau: phía đông giáp cánh đồng xã Phương Liệt, ranh giới là con ngồi từ cống Trẹm lên đê Trung Tự dồn nước của các đầm hồ chảy về phía nam ra hồ Phương Liệt (sông Sét); cánh đồng phía đông đó đã bị sung công làm trường bay năm 1919; phía nam giáp hai làng Khương Hạ và Định Công; phía tây ranh giới là sông Tô Lịch ngăn cách với kẻ Mọc; khu tây bắc giáp với Láng Hạ và Thịnh Quang. Còn địa giới phía bắc thì khá phức tạp: phía đông bắc là làng Khương Thượng; trên đường cái Khương Thượng (còn gọi là đường Tàu Bay) mé bên phía bắc từ cống trở lại đến ngã tư có ba đoạn, mỗi đoạn thuộc về một làng; đoạn gần cống là của Khương Thượng; đoạn giữa là của Khương Trung; đoạn giáp Ngã Tư Sở thuộc đất làng Thịnh Quang.
 
Đất làng Khương Trung còn lên đến giáp Vĩnh Hồ; chỗ chợ cũ là chợ của làng Khương Trung; khu vực đó nguyên là mộng, người làng bị Pháp lấy mất đất làm trường bay, đã di cả mấy xóm lên ở đây.
 
Đình làng theo truyền thuyết, cũng có chuyện rắc rối. Đình cũ vốn có từ lâu thờ một nữ thần, là bà Hậu (người không rõ tên thật, nhà giàu có, đã bỏ tiền của ra tập trung ngưòi nghèo lập xóm quây quần làm ăn, lâu dần đông đúc thành làng, được dân nhớ ơn thờ cúng), về sau, có hai anh em một nhà ngưòi trong làng tên là Quang và Minh, bị chết đuối ở một cái giếng khơỉ ngoài đồng, "hồn phụ đồng lên báo cho làng biết là được làm thành hoàng của làng”. Làng dùng đình mói thờ Quang và Minh. Chỗ thờ Bà Hậu chi còn là ngôi miếu ở giáp bờ sông. Đình mới ở ngoài cánh đồng cạnh giếng.
 
Đình, chùa và văn chỉ của Khưong Trung cùng ở ứong một khu vực ở ria làng phía trường bay, chỗ cánh đồng Vàng. Trong kháng chiến chống Pháp năm 1946-1947, đình chùa bị phá hủy cả, sau đố khu vực trường bay lại mở rộng thêm ra phía đó, chiếm hết của hai xóm giữa.
 
Lệ làng vào đám ngày 5 tháng giêng âm lịch; vào đám có rước thần, kiệu bát cống, phù giá áo dài đỏ thắt lưng xanh. Đám làm cỗ chay, tế ban đêm; trò vui có đánh vật, chọi gà, chèo hát. Ngày 8 tháng giêng, bốn giáp cùa Khương Thượng thi cỗ xôi (xôi nấu rất công phu). Cách much hai năm một lần, làng vào đám mở hội lớn, cỗ bàn linh đình.
 
Làng cũ xưa có bốn xóm: xóm Trên ở giáp đường cái; xóm Hồng và xóm Đầm ở giữa làng; xóm Dộc ở giáp làng Khương Hạ, cạnh Gò Am.
 
Khương Thượng có bốn giáp: giáp Thịnh, giáp Thượng, giáp Nhất và giáp Nhì.
 
Họ gốc người làng có họ Phạm (to nhất), họ Vũ. Chỉ thấy truyền lại rằng vẻ thời Hậu Lê, họ Phạm có một tiến sĩ; còn về sau đến hết đời Nguyễn người làng không có ai đỗ cử tú nho học gì cả. Thờỉ Pháp thuộc cùng ít gia đình có con đi học Tây vì làng nghèo.
 
Dân Khương Trung người xuất ngoại đi buôn bán xa vào Nam cũng hiếm. Ngoài phố Ngã Tư Sở có một số gia đình người làng có nhà đất và của hàng vì là đất Khương Trung của ông cha để lại. Có người sẵn đất làm nhà để cho thuê, hoặc sau lại bán cho người khác.
 
Đất làng Khương Trung sau những chuyến bị cắm mất để mở rộng trường bay, còn lại ngót một trăm mẫu, phần nhiều lại là thổ cư, nên người làng ít gia đình làm nghề nông; những nhà ở trên bờ sông Tô Lịch chuyên cấy muống, ưồng các loạỉ rau như cà chua, bầu bí mướp, bầu đất. Đàn bà thì đi lấy phân. Đàn ông đi làm thuê làm mướn, kéo xe, khuân vác. về sau cũng có ngưồi ra phố học được nghề thợ nề, thợ máy sửa ô tô (song không nhiều). Những năm đói kém nhiều người phải đến ký tên ở các bàn giấy của Sở Mộ phu đi làm phu đồn điền cao su Nam kỳ hoặc sang Tân Thế giới (làng có mấy chục người ra đi sau không thấy có ai ttở về - theo lời cụ Phạm Đình Số).
15/01/2018
61.658 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ