HOTLINE: 0963 626 909

Làng Khương Hạ

82.406 views
Mới thoạt nhìn thì ba làng mang tên Khương Thượng, Khương Trung và Khương Hạ trải dài liền nhau trên bờ phải sông Tô tưởng như có cùng một gốc, nhưng chưa bao giờ thấy có ghi sự thống nhất về hành chính giữa ba làng đó. Về sau, thời kỳ...
Mới thoạt nhìn thì ba làng mang tên Khương Thượng, Khương Trung và Khương Hạ trải dài liền nhau trên bờ phải sông Tô tưởng như có cùng một gốc, nhưng chưa bao giờ thấy có ghi sự thống nhất về hành chính giữa ba làng đó. Về sau, thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã có một dạo xuất hiện tên Tam Khương. Nhưng hai làng Hạ Đình và Khương Hạ lại ở đối diện nhau tại hai bên bờ sông Tô Lịch, cùng thuộc về tổng Khuông Đình nên sau năm 1954 được ghép với nhau thành xã Khương Đình Hạ. Và cũng do vị trí địa lý ở Mền nhau mà sau khi khu công nghiệp ở phía nam thành phố được mở rộng thì Khương Hạ hợp với Thượng Đình - Hạ Đình - Kim Lũ thành một khối gồm nhiều xí nghiệp kéo theo nhũng nhà tập thể lắp ghép của công nhân viên chức và những bộ phận khu vực khác.
 
Trước kia Khương Hạ (có tên nôm là Đình Gừng) là một làng có diện tích rộng: bắc giáp Khương Trung ở chỗ cột mốc địa giới cũ thành phố; đông giáp vói Phương Liệt - Giáp Bát (phần ruộng đất phía đông đó sau bị cắt làm trường bay Bạch Mai); phía nam đến cánh đồng làng Định Công Thượng ở chỗ Chợ Lủ (chợ này của làng Kim Lũ có cống xây qua sông); phía tây là sông Tô Lịch cũng có cống xây đi sang Hạ Đình, cống cũ đó ở chỗ gốc gạo (cầu xi măng ỡ bên trên mói xây năm 1982).
 
Làng Khương Hạ có nhiều ruộng hơn bên Khương Trung (một phần ruộng bị cắt làm trường bay) nên không còn mấy. Đất thổ cư của làng phân tán làm năm xóm riêng biệt: xóm Đình, tức là một xóm nhà tập trung chung quanh đình làng, xóm lớn nhất và có nhiều nhà ngói; xóm Chàm (tên chữ là Đúc Long) ở giáp trường bay Bạch Mai; xóm Cò, trên con đường sang Lủ, là một xóm nhỏ ít người và nhiều nhà tranh; xóm Hồng, cách cánh đồng Chùa thì ra sông Tô Lịch, xóm này đất rộng nhiều nhà; xóm cầu, trên con đường qua xóm Hồng sang Kim Lũ. Hai xóm Cò và cầu rất ít nhà ngói.
 
Ngày xưa Khương Hạ ở xa đường giao thông chính, con sông Tô Lịch đã mất tầm quan trọng của một đường sông, chung quanh cùng trong tổng Khương Đình. Đình làng Khương Hạ xây quy mô khá to, nay đã bị đổ nát vì không được bảo quản tu sửa và lại bị đem dùng vào những việc khác như làm nhà kho, nơi hội họp của các thứ đoàn thể. Chùa làng vẫn còn ở bên ngoài làng, văn chỉ ở cạnh chùa.
 
Thành hoàng làng Khương Hạ không phải là một nhân vật lịch sử có tiếng tăm. Lệ làng vào đám ngày 12 tháng hai âm lịch, có rước sắc; vì xóm Cầu ởxa đình nên có miếu thờ vọng, thường có rước thần từ đình đến miếu xóm Cầu. Cũng như nhiều làng khác, đình đám ở Khương Hạ không có gì đặc biệt ngoài cúng tế, tổ chức trò vui thông thường như đánh đu, đánh vật, cờ tướng, chèo hát.
 
Làng có hai giáp: giáp Đông và giáp Đoài, tức là khi có việc làng thì hàng giáp chia ngôi hai bên tả hữu đình. Việc hiếu của dân làng có các xóm tổ chúc riêng theo xóm, có đủ đồ đưa ma của xóm, không phiền đến hàng giáp.
 
Họ gốc ở Khương Hạ có năm họ Nguyễn: Ngụyễn Trọng, Nguyễn Xuân. Nguyễn Văn, Nguyễn Sĩ, Nguyễn Đăng; họ Trần đến ngụ 6 làng sau, ít người. Vai vế trong làng thuộc vẻ gia đình hai họ Nguyền Đãng và Nguyên Xuân, là họ đồng người; họ Nguyễn Sĩ có một người làm quan, chức án sát, con cháu đẻu làm nên. Họ Nguyễn Đăng tập trung ở xóm cầu.
 
Trong thời phong kiến, không thấy truyèn lại là có người đỗ đại khoa.
 
Thời Pháp thuộc lại có nhiều gia đình có con học trường Tây, số đi làm công chức đến vài chục người. Đó là con cháu những người làng có cơ hội ra tỉnh buôn bán hoặc đi làm, có điều kiện cho con đi học và học lên, có người là y sĩ, thú y, tham tá công chính, giáo sư.
 
Về mặt kinh tế, trong làng có nhiều gia đình sống chuyên về nghề làm ruộng, họ thuê lại ruộng của những nhà có người đi làm xa, có tiền tậu ruộng cho cấy rẽ thu tô. Làm ruộng, đời sống cũng khá: cấy lúa một vụ, còn một vụ làm màu trồng rau nhờ có nước tưới của sông Tô. Họ trồng cà chua bột, dưa cải, đậu Hòa Lan... Điều đáng chú ý là ở các làng lân cận không thấy có nghề trồng rau phát đạt như ở Khương Hạ; bên Khương Trung chỉ thấy thả muống.
 
Người làng có một số sinh sống về nghề đánh lưới, đánh giậm, bắt tôm cá; họ đánh cá chia cho các chủ ao đầm và ở sông Tô.
 
Khương Hạ có nghề thủ công cổ truyền là làm đồ hàng bằng thiếc, bằng sắt tây. Có nhiều người ra Hà Nội làm thuê cho các chủ hiệu ở Hàng Thiếc; nhiều người lại ra tỉnh nhận hàng đem về làng làm gia công. (Cũng như người làng Định Công ở bên cạnh có nghề làm kim hoàn, và nhận hàng đặt ở Hàng Bạc để làm thuê).
08/01/2018
82.406 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ