HOTLINE: 0963 626 909

Làng Đông Tân

99.214 views
Làng Đông Tân có tên từ giữa thế kỷ XIX, do đất của ba làng sáp nhập với nhau, là Đông Hạ, Sài Tân và Cẩm Chỉ. Làng Đông Tân có đình Đông Hạ, còn di tích ở số nhà 133 phố Huế (cổng chính đi ra số 3...
Làng Đông Tân có tên từ giữa thế kỷ XIX, do đất của ba làng sáp nhập với nhau, là Đông Hạ, Sài Tân và Cẩm Chỉ.
 
Làng Đông Tân có đình Đông Hạ, còn di tích ở số nhà 133 phố Huế (cổng chính đi ra số 3 ngõ Huế), và đền ở số 28 ngõ Huế. Đình thờ thần Cao Son và Linh Lang; đình Đông Hạ vẫn còn được bảo vệ tốt, có hai con chim thờ bằng gỗ cao hai mét, kiểu chạm trổ khá cổ.
 
Giáo Phường là làng của nhiều ngưòi làm nghề hát bội, hát ả đào; đình Giáo Phường thờ tổ sư nghề ca hát. Có người đặt câu hỏi: làng này ở sát đường cái quan từ miền Nam ra, lại ở cửa ngõ thành Thăng Long, có phải do vị trí của làng mà những quan lại từ miền Trung trẩy ra thường dừng chân trọ lại trước khi vào thành, mà đã tạo ra nghề ca hát của làng này không? Tuồng phát triển ở mấy tỉnh miền Trung; nghề hát ả đào, chèo có nguồn gốc ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ; những nghề đó đã truyền vào kinh thành. Một câu hỏi nữa: làng Vân Hồ ở cách Giáo Phường không xa vẻ phía nam cũng có nghề ca hát, hai phường hát đó có liên quan gì với nhau không?
 
Nghề ca hát ở làng cũ thôn Giáo Phường đến đầu thế kỷ XX không thấy nói đến nữa (mà chỉ còn Giáo Phường Hàng Giấy). Vậy mà có người làng Giáo Phường là Vũ Minh Châu đã xây dãy nhà 24 gian phố Huế để cho ả đào thuê mỡ nhà hát. Đó cũng là một điểm đáng chú ý.
 
Làng cũ Giáo Phường và Đông Tân không còn, nhưng người làng cũ ở các phố trong khu vực này còn đông. Lớp nhà nho cũ được thay thế bằng thế hệ mới Tây học.
 
Trong lớp nhà nho cuối cùng cố nhiều thay đổi: nhiều người theo trào lưu mới, học quốc ngữ và tiếng Pháp rồi ra làm việc cho "chính phủ Bảo hộ”. Như Đỗ Văn Tâm, dạy ở trường hậu bổ cùng với Thân Trọng Huề, rồi cùng ra làm quan. Dinh cơ của Đỗ Văn Tâm ở trên một khu đất rộng, cố vườn cảnh, có sân trước sân sau; nhà trên làm theo hướng tây quay lưng ra đường phố, có cổng vào ở chỗ số nhà 97 phố Huế.
 
Nhà nho có mấy gia đình bỏ học nho đi kiếm ăn bằng nghề làm công cho người Pháp, quen công vỉệc gì rồi đứng ra làm thầu khoán, kiếm tiền làm giàu nhanh chống, gây được gia tài lớn. Vũ Minh Châu đấu thầu đất san mặt bằng khỉ Tây mở một nghĩa địa mới ở chỗ đất làng Yên Hội, ông ta thừa dịp mua được đất rẻ ở phía gần mặt đường phố Huế; ông xây dãy nhà hai tầng 24 gian ở sát mặt đường và hai dãy nhà 24 gian một tầng ở phía sau dãy nhà gác, có ngõ đi vào đặt tên là ngõ Đông Xuyên (số 257 phố Huế).
 
Người làng Giáo Phường có Vũ Minh Châu là thầu khoán lớp trước; lớp sau có Nguyễn Đình Phẩm, chủ khá nhiều nhà đất ở nhiều phố Hà Nội. Họ Vũ và họ Nguyễn là họ lớn làng Giáo Phường, có nhiều người ra giữ chúc việc hàng xã: Nguyễn Đức Thiện mấy cha con anh em cùng làm thiên hộ, lý trưởng thời kỳ đầu Pháp thuộc. Nguyễn Đức Thiện là chủ nhà đất nhiều ngôi nhà ở sát cạnh chợ Hôm (số nhà 77, 79,81); Nguyễn Đình Phẩm có nhà lớn ở phố Đào Duy Từ, và dãy nhà gác kiểu cổ ở đầu phố Trần Hung Đạo giáp ngã tư Phan Huy Chú. Con cháu hai họ này hiện còn ở rải 1 rác trong các phố trên đất Giáo Phường cũ.
 
Còn những họ lớn nữa ở Giáo Phường như họ Hà, có người ra làm thiên hộ. Phía dưới chợ Hôm còn có một họ Nguyễn nữa, cũng gốc ở thôn quê ra đã mấy đời, làm ăn giàu có, con cái đi học đỗ đạt.
 
Họ Nguyễn đó, gia đỉnh ở số 116 phố Huế, cố nhiều nguời làm công chúc ở tòa án, phủ Thống sứ (Thông Kiền theo Công giáo). Họ Hà có Hà Quang Bính (tòa án), Hà Quang Oanh (bưu điện) túc là thân phụ nghệ sĩ Ái Liên.
 
Đức Lợi, nhà sản xuất đồ gỗ ở Hàng Bài cũng là người Giáo Phường.
 
Khoảng năm 1910 trở đi, một lớp thanh niên mới xuất hiện; họ học trường Pháp-Việt, đi làm việc Tây: thông phán, ký nhà buôn, sinh hoạt có đồng lương khá, sống sung túc; thuở ấy thế là phong lưu và danh giá, khiến nhiều gia đình chỉ có nghề buôn bán, làm thủ công cũng muốn hướng con cái theo con đường công chức. Những người các địa phương ra Hà Nội lớp sau, làm ăn sinh sống ở khu chợ Hôm Ịt dốc Hàng Gà, đa số gốc nông dân vân hóa thấp, chuyên sống về nghề buôn bán và làm thợ thủ công như đóng giày, may quần áo, cắt tóc, hoặc cho thuê xe bò, xe kéo. Khu cư dân đó không phải của người nhiều vốn, có của hiệu to, buôn bán lớn.
 
Khu vực chợ Hôm còn một người là An Đại, một tay anh chị chuyên nghề thày cò chạy việc (cùng lớp với Vũ Quang Huy ở Hàng Bông).
25/01/2018
99.214 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ