HOTLINE: 0963 626 909

Gia Lâm ở thời các triều đại phong kiến

11.280 views
Tên Gia Lâm có từ đời Lý, xưa gọi quận Gia Lâm là vùng đất rộng gồm toàn bộ Bắc Ninh, sau tên đó dùng để gọi phần đất thu lại còn một huyện. Tức là phía nam Kinh Bắc giáp sông Hồng, bên dưới là huyện Văn Giang. Huyện...
Tên Gia Lâm có từ đời Lý, xưa gọi quận Gia Lâm là vùng đất rộng gồm toàn bộ Bắc Ninh, sau tên đó dùng để gọi phần đất thu lại còn một huyện. Tức là phía nam Kinh Bắc giáp sông Hồng, bên dưới là huyện Văn Giang.
 
Huyện Gia Lâm thời Nguyễn có 10 tổng 88 xã thôn; thời Pháp thuộc rút xuống còn 7 tổng 55 xã thôn. Hiện nay (sau 1980) huyện Gia Lâm là một bộ phận của thành phố Hà Nội, cố 4 thị trấn (Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng, Yên Viên) và 31 xã (xem phụ lục). Huyện lỵ Gia Lâm nhiều lần thay đổi địa điểm; về thế kỷ XVIII huyện lỵ Gia Lâm đóng ở Đặng Xá, sau dời
 
sang Phú Thị, rồi lại đặt ở Ái Mộ; thời Pháp thuộc huyện lỵ ô Cách, sau vẻ đóng ở đầu thị trấn Gia Lâm.
 
Suốt ngót nghìn năm phong kiến, Gia Lâm ở cách kinh thành có một con sông, thế mà thành phố Hà Nội không một lần nào phát triển sang bên bờ phía đông sông Hồng này. Có thể vì lý do phòng thủ, kẻ địch xâm luợc thường thì từ phương Bắc xuống, sông Hồng là con hào thiên nhiên lợi hại. Di tích những công trình quân sự ở trên bờ phía đông sông Hồng còn thành Điêu Diêu ở Gia Thụy gần ngã ba sông Đuống, còn doanh Bồ Đề ở thôn Ái Mộ. Thành Điêu Diêu sau được sửa làm công quán tiếp sứ đoàn nước ngoài trước khi qua sông sang kinh thành; trước kia đã có trạm Hoài Viễn ở thôn Cự linh, sau bỏ không dùng đến.
 
Tuy nhiên Thăng Long và Kinh Bắc từ lâu đời đã gắn bó với nhau bằng nhiều quan hệ tình cảm và chính trị, nhất là ở thời kỳ các triều đại Lý, Hậu Lê và chúa Trịnh. Nhà Lý dụng nhà Thái Miếu ở Đình Bảng, hành cung ở Hoa Lâm (Du Lâm) trên bờ sông Đuống; vua Lê có hành cung ở Lệ Chi viên ở trên bờ sông Đuống; chúa Trịnh Cưcmg xây cất cả một khu phủ đệ là phủ Kinh Thành ở Cổ Bi. Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền vợ Lê Hiển Tông người Phù Ninh có lập dinh Thiết Lâm để thờ mẹ con Lê Ngọc Hân sau khi nhà Tây Sơn đã mất ngôi.
 
Phần đất của Kinh Bắc là Gia Lâm cũng có những yếu tố kinh tế thuận lợi. Ngoài hai con sông lớn (sông Hồng và sông Đuống) ,Gia Lâm cố mấy con sông nhỏ tưới tiêu cho đồng ruộng chuyên cấy lúa, đó là sông Nghĩa Trụ, chảy qua Lê Xá, Phú Thị đến Xuân cầu (Vãn Giang) đổ vào Kênh Câu; con sông nhỏ thứ hai là sông Đào, từ Cổ Bi chảy về hướng đông đến Khương Tự nối với sông Nghĩa Trụ ở Xuân Áng vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, nông nghiệp phát triển, sản xuất đủ thứ lúa gạo ngô khoai đường mía hoa quả. Nhiều làng có nghề thủ công phụ sản xuất hàng hốa dân dụng phong phú. Giao thông cũng thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa sầm uất. Gia Lâm có nhiều làng lớn trù phú, đòi sống rất dễ chịu. Gia Lâm cung cấp lương thục thực phẩm hàng hóa cho dân kinh thành. Trong huyện có những ngôi chợ khá lớn.
 
Chợ Phù Lưu (chợ Giàu), chợ Đình Bảng, chợ Phù Đổng, chợ Bát Tràng, chợ Công Luận, chợ Huê Cầu, chợ Lực Canh, chợ Như Quỳnh, chợ Thanh Am, chợ Đông Dư, chợ Kiêu Kỵ (bán thịt trâu, keo da trâu, vàng diệp). Lực Canh (chợ có xóm đông dân ở gần), Phù Đổng (hàng hóa nhiều), Bát Tràng (có bến thuyền tấp nập), Đông Dư (còn tên là Quán Gỏi), Thanh Am (tên là phố Đụn) (sách Đại Nam nhất thống chí).
 
Không có cầu bắc qua sông, nhưng giữa hai bên bờ sông Hồng bên phải là phó xá thì bên Gia Lâm có những bến đò ngang. Có 8 bến đò: Cơ Xá, Gia Thụy, Ái Mộ, Phú Viên, Lâm Du, Thạch Cầu, Thổ Khối, Kim Quan.
 
Dân một số làng huyện Gia Lâm ra Thăng Long làm các nghề thủ còng chuyên môn cổ truyền để kiếm ăn, nhiều người làm nghề buôn bán và trở nên giàu có. Đó là dân làng Phù Đổng (họ Đặng Trần), Đa Ngưu (họ Phó buôn thuốc bắc), Kiêu Kỵ (làm vàng dát), Cầu Nôm, Huê Cầu (nghề làm đồ đồng, nghề nhuộm vải), Phù Lưu, Đình Bảng, Nội Duệ (buôn bán vải tơ lụa), Du Lảm (họ Nguyễn).
 
Huyện Gia Lâm là đất nằm giữa hai con sông lớn, hằng năm có những cơn lũ dữ dội đổ về, nên ít khi tránh được tai họa lụt lội nếu đê không được thuờng xuyên củng cố. Sử cũ còn chép lại nhiều trận lụt lớn. Thí dụ năm Thiệu Long 2 đời Trần Thánh Tông (Kỷ Tỵ 1269) vỡ đê Cơ Xá. Từ năm 1269 đến 1398 đã xảy ra 16 lần vỡ đê, to nhất là vỡ đê Bát Tràng năm Nhâm Thìn 1352, lụt rộng khắp mấy huyện Thuận An, Gia Lâm, Khoái Châu, Hạ Hồng... Năm Kỷ Dậu 1729 vỡ đê Cự Linh, nước ngập trắng vùng Vàn Lâm và Văn Giang, chúa Trịnh Cương cho khai sông Nghĩa Trụ. Sang thế kỷ XIX, đê Văn Giang vỡ 18 năm liền; năm Quý Tỵ 1893, cả mấy tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương bị lụt lớn, dân Khoái Châu mất mùa đói kém phải phân tán, sau nhiều năm quang cảnh mói phục hồi dần.
 
Những năm loạn lạc lụt lội cuối thế kỷ XIX, đời sống của dân chúng không ổn định, làng mạc hoang tàn, đồng ruộng bỏ hoang. Thực dân Pháp vin vào tình hình mập mờ sau những trận càn quét nghĩa quân Bãi Sậy, đã lấy ruộng ở nhiều noi cấp cho bọn quan binh giải ngũ và nhà buôn Pháp làm đồn điền (tên Marty có đồn điền ở Gia Lâm rộng hàng nghìn mẫu).
19/01/2018
11.280 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ