HOTLINE: 0963 626 909

Bãi Nghĩa Dũng - Tân Ấp

62.610 views
Bãi Nghĩa Dũng ở bên dưới An Dương bắt đầu từ chỗ ngang với đường Cổ Ngư đi ra, ranh giới phía nam là con đường dốc Tân Ấp từ mặt đê xuống đến miếu Cô Trôi ở bờ sông. Từ bãi Nghĩa Dũng trở xuống phía nam là đất nội thành. Người ta...
Bãi Nghĩa Dũng ở bên dưới An Dương bắt đầu từ chỗ ngang với đường Cổ Ngư đi ra, ranh giới phía nam là con đường dốc Tân Ấp từ mặt đê xuống đến miếu Cô Trôi ở bờ sông. Từ bãi Nghĩa Dũng trở xuống phía nam là đất nội thành.
 
Người ta phân biệt bãi Nghĩa Dũng là bãi trên từ đường An Dương đến đường Nghĩa Dũng, túc là hai con đường từ mặt đê ra bờ sông; phố Nghĩa Dũng dài 450 mét đi sát cạnh nhà thờ Công giáo; còn bãi Tân Ấp cũng nằm ở giữa một bên phía trên là phố Nghĩa Dũng, một bên dưới là phố Tân Ấp dài 300 mét. Bãi Nghĩa Dũng có dân ra lập nghiệp sớm hơn bên Tân Ấp được thành lập sau.
 
Nghĩa Dũng khỏi thủy cũng chỉ là bãi bồi bờ sông như An Dương, tụ tập dân nghèo các nơi về đây sinh sống về trồng màu và trồng dâu, làm công trong phố, làm các nghề lao động nặng nhọc, và sống trên mặt nước sông đánh cá vớt củi... Xóm dân nghèo nhà tranh tre lụp xụp, chen chúc, thiếu vệ sinh, đó là khu có tên là Bãi Bà Nghiện.
 
Vì ở gần phố, Bãi Cát khá rộng có đông người ra ở, tổ chức hành chính theo về làng Phúc Xá. Nghĩa Dũng đông đúc chia làm hai khu vực gọi là Nghĩa An và Nghĩa Đức, có một lý trưởng và một quản tuần. Nhân dân thì quen gọi tên nôm na là xóm Bà Nghiện ở phía bắc, xóm Bãi ở sát bờ sông, xóm Giữa và xóm Dưới. Có mấy gia đinh ở Nghĩa Dũng đã lâu đời là họ Nguyễn và họ Lê, còn phần đông là dân các nơi mới trôi dạt đến đây, đời sống tạm bợ nghèo túng, không có sinh hoạt văn hóa xã hội như một làng Việt Nam cũ; tế lễ chỉ có mấy đền miếu của tư nhân chuyên nghề đồng bóng; cúng lễ chung của dân bãi là hằng năm góp tiền làm lễ “tiến quan Ôn” đầu tháng tư âm lịch.
 
Bãi Nghĩa Dũng có miếu Cô Trôi thờ một người đàn bà chết đuối ở đâu trôi dạt vào cạnh bãi, được chôn cất ở bờ sông; mấy người dân sở tại như Cả Xuân cường hào, Hai Lưu chủ sòng bạc, Trương Mại buôn chuyến trong chợ Đồng Xuân lập miếu nhỏ bằng gỗ thắp hương “cầu phát tài”. Cạnh miếu trồng một cây đa. Người ta đồn đại là miếu Cô Trôi thiêng, nhiều ngưòi đến lễ bái cầu khỏi bệnh, cầu “buôn may bán đắt”. Một ông đồng già là Đồng Còng, trong nhà có thờ điện, đã lợi dụng miếu Cô Trôi kiếm ăn, xây miếu to, gọi là đền Bảo Linh và lan truyền tiếng tăm đền linh thiêng nên đông người đến lễ bái. Trên bản đồ địa chính thành phố có ghi địa điểm miếu Cô Trôi như là cột mốc ở cuối đường Tân Ấp.
 
Bãi Nghĩa Dũng nhà cửa tranh tre lụp xụp, thiếu điều kiện vệ sinh; thường mỗi năm sau khi nước lũ tràn về rồi rút đi, ngưòi ta lại phải sửa hoặc làm lại nhà, làm sơ sài thôi để rồi lại phải làm lại. Đồ đạc trong nhà chỉ có mấy chiếc giường chõng bằng tre, gầm giường xó xỉnh toàn những “đầu rau rế rách”, những thứ không đáng giá, gặp nước lụt thì dọn chạy lên mặt đê. Nhiều nhà sắm đò nan, lũ về lại là dịp kiếm ăn tốt là đi vớt cây trôi, củi rều (có vụ kiếm được hàng tấn tre gỗ trôi). Xóm nhà lá này thỉnh thoảng lại xảy ra hỏa hoạn thiêu trụi cả hàng dãy phố.
 
Người ở ngoài bãi vậy mà có ít nhà nuôi gia súc lợn gà, vì không có vốn, vả lại đi làm tối mày tối mặt thì giờ đâu mà chăn nuôi.
 
Nhà thờ Công giáo được xây cùng lúc với phòng phát thuốc và trường dạy nghề cho trẻ em; nhà thờ Tân Ấp xây năm 1940, do các cha cố nhà thờ Cửa Bắc đứng ra quyên tiền làm và quản lý; cạnh nhà thờ là nhà tế bần và trường dạy nghề (khâu may đan len rua thùa...). Phòng phát thuốc ở chỗ ngã tư cuối phố Tân Ấp gần miếu Cô Trôi (nay là nhà kho công ty Xây dựng).
 
Hội Ánh sáng có làm một dãy nhà bằng tranh tre theo kiểu kiến trúc mới có điều kiện vệ sinh hon nhà kiểu cũ, tiền làm nhà do cuộc chợ phiên Nghĩa Dũng năm 1938 quyên được; chợ phiên do Hội Sinh viên và báo Ngày nay tổ chức; làm đường ra vào chỗ khu nhà ở và trồng cây xanh lấy bóng mát, một nhà từ thiện tên là Nguyễn Thị Tường, người này có nhiều nhà cho thuê ở ngoài bãi, xuất tiền xây một nhà trường ba gian làm nơi cho trẻ học, gọi là trường Thuận Đức.
 
Xóm mói mở mang này, dân Công giáo ở tập trung quanh ngôi nhà thờ gọi là xóm Tân Ấp, có lý trưởng riêng. Chợ Tân Ấp ở phía trên, chỗ bãi đất trống (nay là trại pháo phòng không).
 
Chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947, nhà cửa ở bãi Tân Ấp và Nghĩa Dũng bị tàn phá nặng, ngôi nhà thờ đồ sộ cũng bị đạn pháo làm hư hỏng nhiều chỗ. Trong thời tạm chiếm, dân chúng trở về nội thành dần dần, Bãi Cát lại đông đúc, người ta làm nhiều nhà kiểu viện trợ (nhà dãy một tầng nhiều căn hộ) ở trên nền nhà cũ bị phá hủy, cho những người hồi cư thuê. Nhà binh cũng cất dựng hàng trăm gian nhà nhỏ cho gia đình binh lính ở.
 
Từ sau năm 1954, tiếp quản Thủ đô, bãi Nghĩa Dũng - Tân Ấp lại đông dần, hơn cả những thòi kỳ trước. Nhiều cơ quan, trường học, xí nghiệp, doanh trại dựng lên ở những chỗ đất cồn bỏ trống. Chỗ chợ Tân Ấp cũ nay là doanh trại của pháo phòng không; trại này đã là mục tiêu của máy bay Mỹ B.52 cuối năm 1972, chúng đã ném bom rải thảm, bom lạc sang cả khu An Dương.
 
 
 
 
 
 
21/02/2018

Xem thêm...

62.610 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ